[Bỏ túi ngay] Cách trồng hoa hồng trong chậu để đặt ở ban công cho người mới chơi hoa

Hoa hồng là loại hoa được rất nhiều người yêu thích, hoa không chỉ có vẻ đẹp sang trọng mà còn có hương thơm quyến rũ. Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc được loại hoa này phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và có thể nói là không hề dễ dàng.

Nếu như bạn đang muốn trồng hoa hồng để đặt ở khu vực ban công cho không gian thêm đẹp mắt thì hãy bỏ túi ngay cách trồng cây hoa hồng trong chậu ở dưới đây của chúng tôi.

cách trồng hoa hồng
cách trồng hoa hồng

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu cho người mới chơi hoa

Để trồng được những chậu hoa hồng đẹp cho ban công, bạn hãy làm theo các hướng dẫn sau:

Chọn giống cây và vị trí trồng cho cây

Để có thể trồng được các chậu hoa hồng đẹp thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là chọn giống hoa hồng phù hợp với khí hậu nơi mình sống.

Đối với khu vực Tây Nguyên và phía Bắc thì việc chọn giống hoa rất dễ dàng vì khí hậu ở đây hầu như phù hợp với tất cả giống hoa hồng. Tuy nhiên, đối với khu vực miền Trung và miền Nam thì việc chọn giống hoa lại khó hơn vì ở đây có khí hậu tương đối nóng, do đó nếu bạn muốn trồng hoa ở khu vực này thì bạn nên chọn các loại giống hoa hồng Sa Đéc như tỉ muội, chùm son, hồng lửa, hồng quế…hoặc chọn các giống hoa hồng ngoại đã được thuần dưỡng ở vùng khí hậu nóng.

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng
Hướng dẫn cách trồng hoa hồng

Cách trồng trong chậu

Sau khi đã chọn mua được giống hoa hồng thích hợp với khí hậu nơi mình sống thì việc tiếp theo bạn cần phải làm là thay chậu mới cho cây, đặc biệt chọn các loại chậu có kích thước tương xứng với cây để đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Để trồng được hoa hồng trong chậu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Tiến hành kiểm tra chậu xem đã được đục lỗ thoát nước hay chưa, nếu chưa thì bạn cần phải đục thêm tối thiểu 3 lỗ để cho nước tưới dư thừa chảy ra ngoài giúp hạn chế được tình trạng ngập úng.

– Bước 2: Sau khi kiểm tra và đục lỗ thoát nước cho chậu thì bạn cần phải lót đáy chậu để giúp đất trong chậu được tơi xốp và thoát nước tốt. Nên sử dụng sỏi để lót đáy là tốt nhất, nếu không có sỏi có thể dùng vỏ thông size lớn hoặc đá pumice (size 1 – 2cm, 2 – 3 cm).

– Bước 3: Cho đất vào hơn 1/3 chậu, chú ý chọn loại đất trồng tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, có độ pH từ 6 – 7,5 là thích hợp nhất.

– Bước 4: Bóp nhẹ phần đất xung quanh cây để cho lớp đất cũ rớt ra, chú ý giữ lại khoảng 2/3 lượng đất ở bầu cũ. Sau đó, đặt cây vào trong chậu và cho đất vào cao hơn gốc khoảng 1cm rồi tiến hành tưới nước hoặc tưới thêm chất kích rễ cho cây.

Sau khi hoàn thành 4 bước trên thì bạn cần đặt chậu cây ở nơi mát từ 3 – 5 ngày để cho cây hồi xanh. Sau đó đưa cây ra nơi có nhiều ánh nắng để chăm sóc.

cách trồng hoa hồng trong chậu
cách trồng hoa hồng trong chậu

 Hướng dẫn cách chăm sóc cho hoa hồng

Để hoa hồng được sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn cần phải cung cấp đủ ánh nắng, nước và phân bón cho cây. Dưới đây là cách để chăm sóc cho hoa hồng:

 Đảm bảo ánh nắng cho hoa 

Hoa hồng là giống cây trồng cần nhiều ánh nắng, do đó bạn nên trồng ở những nơi mà cây hấp thụ được tối đa ánh nắng.

Chú ý chọn nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào buổi sáng hoặc nơi có ánh nắng chiếu xuyên qua (thời gian nắng tối thiểu cần có cho hoa hồng là 6 tiếng/ngày).

Đặc biệt, tránh đặt hoa hồng ở những nơi có ánh nắng gắt hoặc nơi thiếu ánh sáng vì sẽ không đủ điều kiện để cho cây ra hoa, ra hoa xấu và dễ bị mắc các bệnh hại.

Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng
Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng

Tưới nước cho hoa hồng

Bạn chỉ sử dụng một lượng nước vừa đủ để tưới cho hoa hồng, tránh tưới quá nhiều nước làm dư thừa và gây ngập úng cho cây.

Lượng nước và số lần tưới sẽ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu như trời nắng nóng thì có thể tưới 1 – 2 lần/ngày, ngày bình thường thì cách 1 – 2 ngày/1 lần, còn nếu trời mưa ẩm ướt thì không cần phải tưới.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hệ thống tưới cây tự động để tưới nhỏ giọt cho hoa hồng phát triễn tốt nhất. Chú ý, bạn chỉ nên tưới nước cho cây vào buổi sáng hoặc chiều mát, không được tưới nước vào buổi trưa nắng sẽ gây cháy lá hoặc buổi tối muộn sẽ gây nấm lá.

Tưới nước cho hoa hồng
Tưới nước cho hoa hồng

 Bón phân cho hoa hồng

Đối với phân bón qua gốc, bạn có thể sử dụng các loại sau đây:

– Phân NPK 20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 18: Đối với loại phân này nên sử dụng khoảng từ 20 – 30 gram/1 chậu và bón định kỳ 20 – 25 ngày/1 lần.

– Phân hữu cơ: Đối với loại phân hữu cơ, bón định kỳ 20 – 25 ngày/1 lần. Bạn có thể sử dụng phân trộn, phân bò, phân gà, phân trùn quế để bón, tuy nhiên chỉ nên dùng khoảng 100 gram/1 cây (tăng giảm tùy vào kích thước của cây). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dịch đạm cá để tưới gốc với liều lượng được khuyến cáo trên bao bì.

Đối với phân bón qua lá, bạn có thể sử dụng các loại sau đây:

– Phân NPK 501, 701, 901: Là loại phân tương ứng cho các giai đoạn tăng trưởng và sau cắt hoa, thời kỳ ra nụ, có nụ và dưỡng hoa. Bạn chỉ nên sử dụng khoảng từ 1 – 2 gram cho 1 lít nước và phun định kỳ 7 – 10 ngày/1 lần.

– Các loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên: Là các loại phân như phân cá dùng để kích rễ và đâm chồi, phân chuối (dịch chuối) giúp bổ sung kali cho cây, giúp cho cây ra được màu hoa đẹp và bền, phân GE nha đam giúp kích thích sự sinh trưởng cành lá và GE gừng giúp kích thích cây ra rễ mới. Các loại phân này phun định kỳ 7 – 10 ngày/1 lần.

Bón phân cho hoa hồng
Bón phân cho hoa hồng

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại cho hoa hồng

Bất kỳ loại cây trồng nào cũng sẽ có sâu bệnh hại và hoa hồng cũng không ngoại lệ. Côn trùng gây hại nặng nhất ở hoa hồng là bọ trĩ và nhện đỏ, còn bệnh hại xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa ở hoa hồng là phân trắng, đốm đen, đốm lá, gỉ sắt…

Để hoa hồng được tươi tốt và ít sâu bệnh hại thì bạn cần phải chăm sóc thật cẩn thận và kỹ càng. Một số cách phòng trừ sâu bệnh hại cho hoa hồng mà bạn nên biết là:

– Để phòng trừ côn trùng gây hại: Bạn có thể sử dụng GE thơm, GE tỏi ớt, tinh dầu Nim, thuốc trừ sâu sinh học Bio-b, Radiant…để phòng trừ nhện và các loại côn trùng gây hại cho hoa hồng. Đối với các loại thuốc này, bạn cần phun định kỳ 7 ngày/1 lần. Còn trong trường hợp cây đã bị côn trùng tấn công thì bạn cần phải phun liều trị định kỳ 4 – 5 ngày/1 lần cho tới khi cây đã hết côn trùng.

Trừ sâu bệnh cho hoa hồng
Trừ sâu bệnh cho hoa hồng

– Để phòng trừ bệnh hại: Bạn nên bón gốc nấm đối kháng trichoderma định kỳ 1 tháng/1 lần, đặc biệt là bón vào đầu mùa mưa để phòng trừ bệnh hại cho cây. Nếu trong trường hợp cây đã bị bệnh thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: nano đồng – bạc, Anvil, Antracol…Đặc biệt, cần phải lưu ý không được phun thuốc trừ bệnh cùng lúc với các chế phẩm nấm sinh bón gốc vì sẽ không tốt cho cây (cách tốt nhất là phun cách nhau khoảng 10 ngày).

Cách cắt tỉa cành hoa hồng

Để đảm bảo cây luôn phát triển và đẹp theo thời gian thì bạn cần phải cắt tỉa cành cho hoa hồng. Sau mỗi đợt hoa, bạn nên dùng kéo để cắt tỉa hoa tàn, từ hoa cắt xuống khoảng 15 – 20cm để cây tập trung chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng cành và các mầm hoa đợt sau được khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, để cây hoa hồng được thông thoáng và phát triển tốt hơn thì bạn cũng cần phải thường xuyên cắt tỉa cành tăm và lá vàng.

Tóm lại, nắm vững nghệ thuật cắt tỉa hoa hồng là tìm kiếm sự cân bằng; không cắt tỉa quá nhiều hoặc quá ít. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để chiêm ngưỡng cận cảnh cây trồng của bạn đồng thời xác định những điểm yếu cần được chăm sóc

Tỉa cành cho hoa hồng
Tỉa cành cho hoa hồng

Kết luận

Hy vọng với những kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể trồng được những chậu hoa hồng đẹp nhất để làm tiểu cảnh trang trí cho ban công nhà mình thêm ấn tượng.

CÔNG TY TRANG TRÍ BAN CÔNG SÀI GÒN – BACOGARDEN

Văn phòng giao dịch: 124/13 Trần Thị Hè, Phường Hiệp Thành , Quận 12, TPHCM
Hotline: 0974312238
wed: bacogarden.com

>> Tham khảo thêm trang facebook tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *